Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hố đen này khi đang nghiên cứu hệ sao đôi HR6819. Họ sử dụng kính thiên văn 2,2 m MPG/ESO ở Đài thiên văn La Silla ở Chi Lê. Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra vật thể thứ 3 ẩn giấu trong hệ sao đôi này chính là một hố đen.
Mặc du các nhà thiên văn học không thể quan sát được trực tiếp hố đen này, nhưng họ có thể phát hiện ra sự có mặt của nó dựa trên sự tương tác bởi lực hấp dẫn với hệ sao. Bằng cách quan sát nhiều tháng liền, các nhà khoa học đã có thể lập bản đồ quỹ đạo của hệ sao và tìm ra được vật thể nặng khác không nhìn được trực tiếp nhưng có tương tác với hệ sao.
Các quan sát cho thấy một trong 2 ngôi sao có chu kỳ quỹ đạo 40 ngày quanh hố đen, còn ngôi sao kia thì ở khá xa so với hố đen.
"Một vật thể với khối lượng gấp 4 lần khối lượng Mặt Trời chỉ có thể là một hố đen. Đây là hệ sao có hố đen gần với Trái Đất nhất từ trước đến nay.", nhà khoa học Thomas Riviníu của Đài thiên văn Nam Châu Âu người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết. Trước kia các nhà khoa học biết được một hố đen khác gần Trái Đất nhất cách chúng ta 3000 năm ánh sáng trong chòm sao Monoceros. Các nhà thiên văn học cho rằng có đến hàng triệu hố đen đang tồn tại trong thiên hà của chúng ta.
Toto - Khám phá khoa học
0 Nhận xét